Góp ý       Thời tiết
Long An: Trồng khoai lang trên đất ruộng cho thu nhập cao

Long An: Trồng khoai lang trên đất ruộng cho thu nhập cao

ý kiến của bạn

Nhằm đa dạng cây trồng và nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, những năm gần đây, một số nông dân xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An mạnh dạn chuyển đổi, đưa giống cây khoai lang về trồng đại trà trên đất ruộng. Nhờ phù hợp với chất đất nên chất lượng củ khoai bở, ngon ngọt, hàm lượng dinh dưỡng cao, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Gia đình ông Trần Trung Tâm (ấp Ông Nhan Đông, xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường) canh tác khoảng 2ha giống khoai lang trắng. Theo ông Tâm, khoai lang chịu được khô hạn, chỉ cần tưới từ 3 - 4 lần/vụ nên ít tốn công chăm sóc, chi phí phân bón cũng ít hơn so với trồng lúa. Trồng khoai lang chỉ sử dụng các loại phân chuồng hoai mục, không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Thời gian từ khi trồng đến thu hoạch từ 3 - 3,5 tháng. Năng suất trung bình khoảng 20 tấn/ha. Giá bán hiện tại từ 8.000 - 10.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, nông dân có thu nhập từ 110 - 140 triệu đồng/ha, cao hơn so với trồng lúa.

Bạc Liêu: Quản lý dịch hại trên lúa Đông Xuân năm 2023 - 2024

Bạc Liêu: Quản lý dịch hại trên lúa Đông Xuân năm 2023 - 2024

ý kiến của bạn

Tại tỉnh Bạc Liêu, vụ lúa Đông Xuân 2023 - 2024 đang vào giai đoạn từ 40 ngày sau sạ đến giai đoạn làm đòng. Đây cũng là lúc cây lúa dễ mẫn cảm với các loại sâu bệnh và dịch hại. Mặc dù nông dân đã có nhiều kinh nghiệm gieo trồng lúa Đông Xuân ở thời tiết giao mùa, nhưng vẫn gặp không ít khó khăn trong khâu chăm sóc và phòng ngừa dịch hại.

Cụ thể tại xã Minh Diệu, huyện Hòa Bình trà lúa Đông Xuân sớm trên địa bàn lại xuất hiện thêm một đối tượng gây hại mới là rầy phấn trắng, đây là đối tượng mới xuất hiện trên cánh đồng xã Minh Diệu nhưng đối tượng này đã xuất hiện và gây hại trước trên vụ lúa trên đất tôm tại huyện Hồng Dân, Phước Long gây hại cục bộ tại huyện Vĩnh Lợi trong vụ Đông Xuân năm 2021 - 2022. Kỹ sư Lê Điền Khanh (cán bộ kỹ thuật thuộc Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật) chia sẻ "do lần đầu xuất hiện và gây hại tại địa phương nên nông dân không có được biện pháp phòng tránh cũng như cách phòng trị triệt để với rầy phấn trắng. Rầy phấn trắng khi ở dạng trưởng thành dễ phát hiện nhất, rầy có màu trắng, con nhỏ, mịn, có cánh và bay nhanh. Rầy gây hại trong giai đoạn lúa từ 25 - 30 ngày tuổi với mật số thấp, về sau mật số càng tăng đến giai đoạn làm đòng, đây cũng là lúc mật độ rầy có thể cao nhất và cũng gây hại nặng nhất với lúa. Rầy phấn trắng gây hại nặng khi ở dạng ấu trùng, ấu trùng nằm ở mặt dưới lá già chích hút vào mạch dẫn của lá lúa để lấy các chất dinh dưỡng làm cho lá lúa bị khô, nếu mật độ cao lá lúa sẽ chuyển vàng, gây ra hiện tượng cháy lá làm giảm quá trình quang hợp, giai đoạn làm đòng lúa không trổ được".

Bắc Giang: Phòng trừ ốc bươu vàng hại lúa vụ Chiêm Xuân

Bắc Giang: Phòng trừ ốc bươu vàng hại lúa vụ Chiêm Xuân

ý kiến của bạn

Theo kết quả điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hiện nay ốc bươu vàng đã bắt đầu gây hại trên mạ và lúa mới cấy với diện tích nhiễm toàn tỉnh khoảng 1.560ha, mật độ trung bình từ 0.5 - 2 con/m², mật độ cao từ 3 - 5 con/m², tập trung chủ yếu tại các huyện Tân Yên, Hiệp Hòa, Lạng Giang…

Dự báo trong thời gian tới, ốc bươu vàng sẽ tiếp tục phát sinh gây hại trên diện rộng.

Khánh Hòa: Niềm vui từ chuyến biển đầu năm

Khánh Hòa: Niềm vui từ chuyến biển đầu năm

ý kiến của bạn

Những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024, cảng Hòn Rớ (TP. Nha Trang) nhộn nhịp đón tin vui khi nhiều tàu cá về cập cảng với sản lượng khai thác khá cao, các tàu đều có lãi. Nhiều tàu cá khác cùng ngư dân lại hối hả vươn khơi, với cam kết tuân thủ quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Thừa Thiên Huế: Làm nông khép kín - bền & xanh

Thừa Thiên Huế: Làm nông khép kín - bền & xanh

ý kiến của bạn

Khái niệm làm nông theo kiểu "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" trong thời buổi hiện nay đã không còn phù hợp, thậm chí được xem là lạc hậu. Thay vào đó là làm nông "khép kín", ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, canh tác theo hướng công nghệ cao.

Khánh Hòa: Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản

Khánh Hòa: Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản

ý kiến của bạn

Mới đây, Thành ủy Cam Ranh tổ chức Hội nghị chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản trên vịnh Cam Ranh. Ngay sau hội nghị, Ban Thường vụ Thành ủy Cam Ranh đã ban hành nghị quyết để quản lý hoạt động này, trong đó tập trung nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương, hướng tới chấm dứt hoạt động nuôi trồng thủy sản ngoài vùng quy hoạch.

Đắk Lắk: Xuất khẩu chính ngạch 6 tấn chuối đầu năm Giáp Thìn

Đắk Lắk: Xuất khẩu chính ngạch 6 tấn chuối đầu năm Giáp Thìn

ý kiến của bạn

Sáng 15/2 (nhằm ngày mùng 6 Tết), Công ty Cổ phần Banana Brothers Farm (huyện M’Drắk) tổ chức lễ xuất khẩu chính ngạch lô sản phẩm chuối sang thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc. Tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Tuấn Hà; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoài Dương; lãnh đạo chính quyền huyện M'Drắk.

Tại buổi lễ, 3 container chuối (tương đương với 6 tấn) được xuất khẩu chính ngạch ngay đầu năm mới theo đơn đặt hàng của các đối tác nước Trung Quốc và Hàn Quốc.

Tây Ninh: Trứ danh mãng cầu Bà Đen

Tây Ninh: Trứ danh mãng cầu Bà Đen

ý kiến của bạn

Mãng cầu được trồng nhiều nơi trên cả nước. Tuy nhiên, tại Tây Ninh, đặc biệt là khu vực quanh chân núi Bà Đen, trái mãng cầu có vị thơm ngon hơn hẳn, hạt nhỏ, dai, vị ngọt vừa phải, khác biệt hoàn toàn so với các loại mãng cầu trên thị trường. Khu vực này có khí hậu ôn hoà, ban ngày nhiều nắng nhưng không quá gắt, đêm kéo dài và nhiệt độ thấp, tạo sự kích thích, thúc đẩy mãng cầu ra hoa. Tây Ninh là tỉnh có diện tích trồng mãng cầu lớn nhất nước, với hơn 5.400 ha, sản lượng và chất lượng trái mãng cầu ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường trong và ngoài nước.

Vào dịp tết nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ mãng cầu tăng cao, các nhà vườn, Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuẩn bị từ rất sớm vụ mãng cầu tết, tích cực chăm sóc cây, áp dụng các quy trình sản xuất an toàn nhằm bảo đảm chất lượng trái phục vụ người tiêu dùng.

Thừa Thiên Huế: Thu nhập khá từ vườn ao chuồng

Thừa Thiên Huế: Thu nhập khá từ vườn ao chuồng

ý kiến của bạn

Không ngại khó, ngại khổ, bằng đôi tay của mình, chị Trương Thị Bé (sinh năm 1973) hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Phong Sơn, huyện Phong Điền đã quyết tâm vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên đất quê hương. Sau một thời gian gầy dựng, đến nay, mô hình vườn, ao, chuồng của chị Bé đã cho thu "quả ngọt", với thu nhập gần 200 triệu đồng/năm. Chị cũng là điển hình hội viên phụ nữ làm kinh tế giỏi tại địa phương.

Đang dọn cỏ cho vườn cây ăn quả, thấy chúng tôi đến, chị Trương Thị Bé mới nghỉ tay để dẫn khách đi tham quan khu vườn rộng hơn 2ha của mình. Mặc dù mùa đông, thời tiết khá khắc nghiệt nhưng vườn cây ăn quả của chị Bé vẫn xanh tốt và trĩu quả. Khu vườn rộng nhưng được chị dọn dẹp sạch sẽ, phân chia khu vực trồng cây hợp lý nên nhìn rất thoáng đãng.

Thái Nguyên: Nô nức xuống đồng đầu Xuân

Thái Nguyên: Nô nức xuống đồng đầu Xuân

ý kiến của bạn

Sắc Xuân vẫn đang căng tràn trên những nẻo đường. Ở nhiều địa phương trong tỉnh, bà con nông dân đã xuống đồng làm đất, gieo cấy, chăm sóc lúa xuân đảm bảo đúng khung thời vụ. Không khí lao động phấn khởi, rộn ràng ngay từ những ngày đầu Xuân mới, hứa hẹn một vụ sản xuất thắng lợi, bội thu.

Những ngày này, tranh thủ thời tiết nắng ấm, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương bắt tay vào sản xuất vụ xuân, phấn đấu hoàn thành gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất. Chúng tôi có mặt tại cánh đồng có diện tích khoảng 20ha của xóm Vải, thị trấn Hóa Thượng (Đồng Hỷ) vào mùng 5 Tết để chứng kiến tiếng máy cày, máy bừa hòa cùng tiếng cười nói của bà con nông dân rộn ràng.

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng