Góp ý       Thời tiết
Thừa Thiên Huế: Nhiều diện tích lúa bị sâu bệnh gây hại

Thừa Thiên Huế: Nhiều diện tích lúa bị sâu bệnh gây hại

ý kiến của bạn

Ông Phan Văn Thanh ở xã Quảng Thọ (Quảng Điền) thông tin, khoảng một tuần nay các loại sâu bệnh xuất hiện trên lúa đông xuân và có dấu hiệu lây lan trên diện rộng. Trong số các loại sâu bệnh trên lúa, tập trung nhiều nhất bệnh đạo ôn, là loại bệnh khá nguy hiểm đối với cây lúa nếu không có biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Từ những ngày sau Tết đến nay, ông Thanh cũng như nông dân toàn tỉnh tập trung chăm sóc, bón phân để kích thích lúa sinh trưởng, nhất là vào giai đoạn đẻ nhánh. Mặc dù thường xuyên theo dõi, phun thuốc phòng trừ nhưng vẫn chưa thể ngăn chặn bệnh đạo ôn gây hại lúa.

Tây Ninh: Tân Châu nắng nóng, nhiều diện tích khoai mì bị nhện đỏ gây hại

Tây Ninh: Tân Châu nắng nóng, nhiều diện tích khoai mì bị nhện đỏ gây hại

ý kiến của bạn

Trên địa bàn huyện Tân Châu có trên 14.800 ha trồng khoai mì. Thời điểm hiện tại cao điểm mùa khô, nắng nóng, khô hạn, là điều kiện thuận lợi phát sinh và phát triển mạnh một số dịch hại trên cây khoai mì, đặc biệt là nhện đỏ (nông dân gọi là rầy lửa).

Qua kiểm tra đồng ruộng, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Tân Châu cho biết, hiện nay, nhiều diện tích khoai mì trên địa bàn đã bị nhện đỏ gây hại. Triệu chứng gây hại của nhện đỏ: bắt đầu phát sinh gây hại ở mặt dưới của những lá già, gần dưới gốc, sau chuyển dần lên các lá phía ngọn.

Long An: Đưa gạo ngon nhất thế giới về quê hương

Long An: Đưa gạo ngon nhất thế giới về quê hương

ý kiến của bạn

Sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, chị Nguyễn Thị Cẩm Tiên (ấp 3, xã Mỹ Thạnh Đông) ấp ủ ước mơ góp phần nâng cao chất lượng giống lúa cũng như đưa gạo ngon nhất thế giới về quê hương. Vậy là, năm 2022, chị cùng các thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp Dịch vụ Đúng Sạch (xã Mỹ Thạnh Đông) sản xuất thử giống lúa ST24 theo hướng hữu cơ và sau đó chuyển sang sản xuất giống lúa ST25 theo hướng hữu cơ. Đến nay, thương hiệu gạo ST25 Đúng Sạch của chị Tiên dần được nhiều người biết đến.

Khánh Hòa: Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững

Khánh Hòa: Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững

ý kiến của bạn

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 10/2024 về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng các bộ, cơ quan liên quan, chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, Tổng Công ty Lương thực miền Nam và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 24/2023 về một số nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới.

Đắk Lắk: Tín hiệu vui cho người trồng chanh dây

Đắk Lắk: Tín hiệu vui cho người trồng chanh dây

ý kiến của bạn

Sau thời gian dài đi xuống, giá chanh dây bất ngờ tăng trở lại, khiến các nông hộ gắn bó với cây trồng này khấp khởi vui mừng.

Giá chanh dây bật tăng mạnh

Trước "cú sốc" rớt giá từ giữa năm 2023, nhiều hộ trồng chanh dây trên địa bàn tỉnh đã chặt bỏ gốc để trồng các loại cây trồng khác. Tuy nhiên, từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn đến nay, giá chanh dây bắt đầu tăng trở lại, mang lại lợi nhuận khá cho những hộ kiên trì gắn bó với loại cây trồng này.

Lâm Đồng: Khôi phục diện tích trồng cây ca cao tại huyện Cát Tiên

Lâm Đồng: Khôi phục diện tích trồng cây ca cao tại huyện Cát Tiên

ý kiến của bạn

Cây ca cao tuy không phải là cây trồng thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng, nhưng nhờ những ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng tại khu vực phía Nam của tỉnh Lâm Đồng, là nơi đang dần hình thành vùng nguyên liệu ca cao của tỉnh. Ngày trước tại thị trấn Phước Cát, huyện Cát Tiên rộ lên phong trào trồng cây ca cao, lúc này đa phần trái ca cao được người dân thu hái, bán tươi hoặc bán khô cho đại lý thu mua, một số gia đình chế biến các sản phẩm phụ kèm theo như rượu ca cao. Ngoài ra, khi trồng, chăm sóc cây ca cao bà con nông dân còn chưa nắm được kỹ thuật trồng và chăm sóc nên dẫn đến tình hình dịch bệnh trên diện rộng và không mang lại hiệu quả kinh tế, vì vậy bà con nông dân nơi đây không còn mặn mà với loại cây này.

Đồng Tháp: Cô gái miền Tây khởi nghiệp từ cây atiso đỏ

Đồng Tháp: Cô gái miền Tây khởi nghiệp từ cây atiso đỏ

ý kiến của bạn

Chị Lâm Thị Ngọc Chúc (35 tuổi, ngụ huyện Lấp Vò, tỉnh Ðồng Tháp) đã sản xuất ra nhiều sản phẩm từ atiso đỏ, giúp nâng cao giá trị của loại cây này.

Trước khi bén duyên với cây atiso đỏ và sản xuất các sản phẩm từ loại hoa này, chị Chúc kinh doanh các loại trái cây nhà vườn và nhiều sản phẩm snack dinh dưỡng tốt cho người sử dụng. Theo thị hiếu người tiêu dùng và sự phát triển mạnh mẽ, đầy tiềm năng của loài cây này, cũng như mong muốn tạo đầu ra ổn đinh cho người trồng, chị đã quyết tâm khởi nghiệp, tìm hướng sản xuất giúp nâng cao giá trị.

Quảng Ngãi: Người phụ nữ khởi nghiệp từ trồng nấm bào ngư

Quảng Ngãi: Người phụ nữ khởi nghiệp từ trồng nấm bào ngư

ý kiến của bạn

Từ năm 2021, chị Trương Thị Lệ Quyên, 27 tuổi ở thôn Phong Niên Hạ, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh đã có ý tưởng khởi nghiệp trồng nấm bào ngư. Đến nay, trang trại trồng và sản xuất phôi nấm bào ngư của vợ chồng chị Quyên đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Sau khi xem một bài viết trên báo về mô hình trồng nấm bào ngư, chị Quyên đã có ý tưởng nắm bắt cơ hội và tự nghiên cứu trau dồi thêm kiến thức về trồng nấm. Từ đó, vợ chồng chị Quyên đã quyết định khởi nghiệp trồng nấm bào ngư với số vốn ban đầu 70 triệu đồng, xây dựng trại nấm với diện tích 30 mét vuông, nhập 3.000 phôi nấm từ trại nấm của tỉnh khác về trồng. Sau 1 tháng đã cho thu hoạch, 1.000 phôi nấm đã cho ra thành phẩm từ 40 - 45 kg và lần lượt cứ sau 15 ngày tiếp tục thu hoạch đợt tiếp theo, với tổng số 8 đợt, sau khi trừ chi phí thu về 25 triệu đồng. Chị Quyên chia sẻ: "Ban đầu, tôi làm 1 trang trại nhỏ, thấy nguồn thu nhập ổn định. Vì vậy, tôi quyết định mở rộng thêm trại lớn để tự cung cấp phôi nấm, vì khi mình đi lấy nơi cung cấp phôi nấm thì đôi khi bị thiếu, không đáp ứng đủ chất lượng. Do đó, tôi quyết định làm phôi nấm để mình tự sản xuất".

Đắk Lắk: Vươn lên làm giàu từ cây dứa

Đắk Lắk: Vươn lên làm giàu từ cây dứa

ý kiến của bạn

Năm 2005, gia đình ông Vàng A Chá di cư từ Hà Giang vào thôn Ea Uôl, xã Cư Pui, huyện Krông Bông) lập nghiệp, mang theo quyết tâm làm giàu trên vùng đất mới.

Thời điểm ấy, để phát triển kinh tế, ngoài đất của gia đình, ông Chá còn thuê thêm đất của người dân trong vùng để trồng đủ loại cây trồng từ ngô, sắn đến cà phê, hồ tiêu, bơ… nhưng đều thất bại do đất cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng. Không chịu bỏ cuộc, ông tiếp tục tìm hiểu với hy vọng tìm ra loại cây trồng phù hợp với vùng đất nơi đây.

Lâm Đồng: Khởi nghiệp từ trồng cây atiso theo hướng hữu cơ

Lâm Đồng: Khởi nghiệp từ trồng cây atiso theo hướng hữu cơ

ý kiến của bạn

Cây Atiso là cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, đặc sản của thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương. Tại các vùng trồng cây Atiso ở thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương người trồng Atiso đang áp dụng sản xuất theo quy trình VietGAP hoặc GACP-WHO (thực hành tốt nuôi trồng và thu hái theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới) để đảm bảo chất lượng dược liệu.

Với sự đam mê và nhiệt huyết cũng như kiến thức tích lũy được, anh Phạm Hữu Giàu ở Thái Phiên, thành phố Đà Lạt đã quyết định khởi nghiệp với ý tưởng sản xuất Atiso sạch. Anh Phạm Hữu Giàu sinh năm 1997, học Khoa Môi trường ở Trường Đại học Khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh, ra trường anh làm việc cho Công ty TNHH Liên doanh Organik Đà Lạt; đây cũng chính là môi trường đầu tiên đưa anh tiếp cận sâu hơn với sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sản xuất sạch nói không với phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Với sự hiểu biết cây Atiso từ lâu (ông bà nội anh đã trồng cây Atiso ở vùng Thái Phiên) cộng với những lợi ích mà sản xuất sạch mang lại cho con người và môi trường đã thôi thúc anh thực hiện ý tưởng trồng Atiso sạch. Anh vừa đi làm ở Công ty vừa tự trồng thực nghiệm cây Atiso sạch ở thôn 1, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương.

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng