Góp ý       Thời tiết
Ninh Thuận: Hướng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Ninh Sơn

Ninh Thuận: Hướng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Ninh Sơn

ý kiến của bạn

Trên cơ sở triển khai nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiệu quả, huyện Ninh Sơn đang từng bước hướng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế góp phần nâng cao năng suất, giá trị cây trồng trên địa bàn huyện.

Đồng chí Nguyễn Đức Hòa, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện cho biết: Huyện đã ban hành kế hoạch về Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030, mục tiêu là đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có thế mạnh của địa phương. Bước đầu, ngành nông nghiệp huyện đã quy hoạch phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung và các sản phẩm hữu cơ chủ lực. Từ đó, hình thành, mở rộng diện tích canh tác được chứng nhận hữu cơ trên một số đối tượng cây trồng, vật nuôi như: Điều, cây ăn quả, bò, dê, cừu và heo bản địa. Cụ thể, giai đoạn 2023 - 2025 sẽ chuyển đổi sang trồng trọt, sản xuất hữu cơ khoảng 1.716ha và chăn nuôi hữu cơ là 2.040 con, đến năm 2030 sẽ đạt 1.720ha cây trồng, chăn nuôi khoảng 2.100 con.

Lào Cai: Sẽ chuyển đổi hơn 330 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác trong năm 2024

Lào Cai: Sẽ chuyển đổi hơn 330 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác trong năm 2024

ý kiến của bạn

Năm 2024, tỉnh Lào Cai tập trung chỉ đạo các địa phương tiếp tục chuyển đổi 338,9 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất cây trồng, vật nuôi khác có giá trị kinh tế cao hơn.

Cụ thể, đối với diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sẽ chuyển đổi 147,4 ha sang trồng cây hằng năm, 174,4 ha sang trồng cây lâu năm, 17,1 ha sang trồng lúa kết hợp nuôi thuỷ sản tại 5 huyện. Trong đó, tại huyện Bát Xát chuyển đổi 37,5 ha, huyện Văn Bàn 36,3 ha, huyện Bảo Yên 3,8 ha, huyện Bảo Thắng 251,3 ha và huyện Bắc Hà 10 ha.

Hà Nam: Đẩy mạnh thực thi pháp luật, tuyên truyền, phổ biến công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã

Hà Nam: Đẩy mạnh thực thi pháp luật, tuyên truyền, phổ biến công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã

ý kiến của bạn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản số 556/BNN-KHCN về đẩy mạnh thực thi pháp luật, tuyên truyền, phổ biến công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các cơ quan truyền thông của Bộ tăng cường đưa tin, phát sóng các thông điệp, phóng sự, bản tin tuyên truyền pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại, bảo vệ các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam.

Khánh Hòa: Ninh Hòa khuyến cáo cẩn trọng với rầy nâu hại lúa

Khánh Hòa: Ninh Hòa khuyến cáo cẩn trọng với rầy nâu hại lúa

ý kiến của bạn

Theo thông báo của Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật Ninh Hòa, qua công tác điều tra và dự tính dự báo, đơn vị đã phát hiện rầy nâu xuất hiện và gây hại 65ha lúa giai đoạn trổ - đỏ đuôi vào trung tuần tháng 2 - 2024. Mật độ phổ biến 200 - 500 con/m², cục bộ cao từ 1.000 đến 2.000 con/m² tại các xã: Ninh Quang, Ninh Thân, Ninh Trung, Ninh Đông, Ninh Phụng, Ninh Hưng, Ninh Xuân…

Trong thời gian tới, với tình hình thời tiết nắng nóng, rầy trưởng thành bắt đầu di trú từ trà lúa chuẩn bị thu hoạch cuối tháng 2 sang đẻ trứng cộng với rầy cám nở tại chỗ sẽ làm phát triển và gia tăng mật số từ đầu tháng 3 kéo dài đến giữa tháng 4 - 2024 trên lúa giai đoạn trổ, ngậm sữa, chắc xanh, đỏ đuôi.

Cần Thơ: Nông dân lại lo giá phân bón tăng

Cần Thơ: Nông dân lại lo giá phân bón tăng

ý kiến của bạn

Sau một thời gian có xu hướng giảm và bình ổn, gần đây giá nhiều loại phân bón đã biến động tăng trở lại. Dù mức độ tăng chưa nhiều và nhìn chung giá nhiều loại phân bón vẫn đang ở mức thấp so với cùng kỳ năm 2023 nhưng nhiều nông dân không khỏi lo lắng khi chuẩn bị bước vào vụ sản xuất hè thu 2024, nông dân phải tăng cường bón phân cho lúa và nhiều loại cây trồng nhằm đảm bảo cho cây phát triển tốt trong điều kiện thời tiết bất lợi.

Ða phần nông dân không có tiền mua phân bón dự trữ sẵn mà thường chờ tới vụ khi đó giá có cao cũng buộc phải mua nên rất mong giá vật tư đầu vào và giá sản phẩm đầu ra ổn định với mức giá phù hợp để đảm bảo sản xuất có lời. Ông Trương Văn Cứ, ngụ ấp Thạnh Phú 2, xã Trung Hưng, huyện Cờ Ðỏ, thành phố Cần Thơ, cho biết: "Gần đây, giá nhiều loại lúa đã giảm đáng kể so với những tháng trước, với mức giảm lên đến trên dưới 1.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá nhiều loại phân bón lại có xu hướng tăng nên nông dân lo lắng về chi phí sản xuất sẽ tăng trong vụ hè thu 2024 từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận. Ðáng chú ý, trước đây giá nhiều loại phân Ðạm (Urê) đã giảm xuống chỉ còn ở mức trên dưới 490.000 đồng/bao, thì nay đã ở mức từ 530.000 đồng/bao trở lên".

Hải Phòng: Các biện pháp quản lý tổng hợp chuột gây hại trên cây lúa

Hải Phòng: Các biện pháp quản lý tổng hợp chuột gây hại trên cây lúa

ý kiến của bạn

Chuột là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm, gây ra tổn thất cho mùa màng, làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng trên đồng ruộng, gây tổn thất sau thu hoạch, giảm hiệu quả kinh tế trong sản xuất, tạo tâm lý chán nản cho người sản xuất. Trên đồng ruộng, chuột hại vào bất cứ giai đoạn nào của cây lúa, nặng nhất vào giai đoạn trỗ bông, lúc này chúng ăn đòng non (có vị ngọt) hoặc cắn ngang hạt lúa làm giảm năng suất. Tại Hải phòng, diện tích nhiễm chuột bình quân trên 700 ha/năm, diện tích nhiễm chuột hại đã được kiểm soát và khống chế, tuy nhiên cục bộ vẫn có diện tích nhiễm nặng và mất trắng do chuột.

Vĩnh Phúc: Người chăn nuôi xã Nhân Đạo chủ động tái đàn gia cầm sau dịp Tết Nguyên đán năm 2024

Vĩnh Phúc: Người chăn nuôi xã Nhân Đạo chủ động tái đàn gia cầm sau dịp Tết Nguyên đán năm 2024

ý kiến của bạn

Cũng như các địa phương khác trên địa bàn tỉnh trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, một lượng lớn gia cầm của xã Nhân Đạo, huyện Sông Lô được giết mổ để phục vụ nhu cầu thực phẩm của người tiêu dùng. Hiện tại, nhiều trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn xã đã, đang đẩy mạnh việc tái đàn theo hướng có kiểm soát, an toàn và chất lượng nhằm khôi phục sản xuất, bảo đảm nguồn cung cho thị trường sau tết.

Đến gia đình anh Lương Minh Sáng, thôn Hồng Sinh là một trong những hộ có nhiều năm kinh nghiệm chăn gia cầm. Để phục vụ nhu cầu thị trường Tết Nguyên đán vừa qua, gia đình anh đã xuất bán 2.000 gà thịt. Mặc dù giá gà bán không được cao giá gà thịt chỉ dao động 45.000 - 49.000 đồng/kg, nhưng gia đình anh vẫn có lãi. Ngay sau khi xuất bán, anh Sáng đã lên kế hoạch và chuẩn bị cho việc tái đàn, ổn định quy mô chăn nuôi sau tết. Anh Sáng cho biết: Những tháng đầu năm, thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường, đàn gia cầm bị giảm sức đề kháng nên rất dễ phát sinh dịch bệnh. Vì vậy, bên cạnh việc tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh; vệ sinh, khử trùng chuồng trại chăn nuôi; lựa chọn con giống đảm bảo chất lượng, tôi còn chú trọng nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi, cung cấp thức ăn, nước uống sạch, bổ sung vitamin, khoáng chất và sử dụng bóng đèn để sưởi ấm cho đàn gà con.

Tiền Giang: Ngư dân nhộn nhịp chuẩn bị ra khơi, đánh bắt hải sản sau Tết

Tiền Giang: Ngư dân nhộn nhịp chuẩn bị ra khơi, đánh bắt hải sản sau Tết

ý kiến của bạn

Sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, ngư dân Tiền Giang đang nhộn nhịp chuẩn bị ra khơi, bám biển để khai thác hải sản trong những ngày đầu năm mới.

Làng biển xóm Lăng của xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông vào những ngày này sôi động hẳn lên với những đoàn tàu đánh bắt đang chuẩn bị ra khơi để bắt đầu chuyến đánh bắt dài ngày vào đầu năm trên biển. Cùng với làng biển Tân Long của thành phố Mỹ Tho, làng biển xóm Lăng là một trong hai làng biển của tỉnh Tiền Giang có đoàn tàu đánh bắt xa khơi ở thềm lục địa phía Nam, vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa của Tổ quốc. Cả làng biển xóm Lăng nhộn nhịp với cảnh ngư dân hối hả vá lưới, vận chuyển lương thực xuống tàu với hàng chục can dầu được chất lên thành tàu, hàng trăm cây đá lạnh được chuyển xuống hầm tàu để ướp cá...

Thái Nguyên: Trên 80% diện tích đất nông nghiệp ở Võ Nhai được cơ giới hóa

Thái Nguyên: Trên 80% diện tích đất nông nghiệp ở Võ Nhai được cơ giới hóa

ý kiến của bạn

Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, huyện Võ Nhai đã triển khai hỗ trợ nông dân thiết bị cơ giới như máy cày, máy kéo, máy bơm, máy phun thuốc trừ sâu, máy gieo hạt.

Đến thời điểm này, toàn huyện có gần 18.000 thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, sử dụng nhiên liệu xăng, dầu và điện thay thế lao động thủ công. Trong đó, máy cày làm đất có trên 6.000 chiếc các loại, trên 6.000 máy phun thuốc bảo vệ thực vật, gần 5.500 máy bơm điện, xăng, dầu phục vụ tưới, tiêu.

Ninh Thuận: Đẩy mạnh các phong trào thi đua

Ninh Thuận: Đẩy mạnh các phong trào thi đua

ý kiến của bạn

Trong năm 2023, các cấp Hội nông dân huyện Ninh Sơn đã triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác hội và phong trào nông dân gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả tích cực.

Trọng tâm là phong trào "nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi" có tác động tích cực đến hội viên tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội. Hội nông dân huyện đã tích cực đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Thành lập 9 tổ hội nghề nghiệp, vận động hội viên nông dân chuyển đổi hơn 450ha cây trồng; triển khai các mô hình sản xuất có hiệu quả, như: Mô hình chăn nuôi gia súc vỗ béo; trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao... Đồng thời, hỗ trợ hội viên xây dựng nhà lưới, nhà kính, nhà màng, hệ thống tưới nhỏ giọt với tổng diện tích toàn huyện là 400ha. Trong năm 2023, Hội nông dân huyện Ninh Sơn phát triển mới 642 hội viên, qua bình xét có 3.215/5.598 hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi, đạt và vượt cao so với chỉ tiêu đề ra. Qua thực hiện phong trào "nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi" đã khơi dậy tinh thần đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Có 192 hộ sản xuất, kinh doanh giỏi giúp đỡ cho 38 hộ hội viên nông dân, hộ nghèo và cận nghèo vươn lên thoát nghèo.

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng