Góp ý       Thời tiết
Tây Ninh: Tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản

Tây Ninh: Tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản

ý kiến của bạn

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh vừa có văn bản đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

Theo đó, các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện hiệu quả Luật Thuỷ sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật trong lĩnh vực bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản; nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản và tăng cường bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong thời gian tới.

Long An:  Hơn 5.000 ha chanh và cây ăn trái thiếu nước tưới trầm trọng do hạn, mặn

Long An: Hơn 5.000 ha chanh và cây ăn trái thiếu nước tưới trầm trọng do hạn, mặn

ý kiến của bạn

Tình hình hạn mặn đã và đang xảy ra khá phức tạp tại địa bàn tỉnh Long An. Trong lĩnh vực nông nghiệp, có hàng ngàn hécta cây trồng ăn trái có thể bị giảm năng suất, chất lượng do bị thiếu hụt nguồn nước tưới trầm trọng.

Ngày 18/4, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Nguyễn Thanh Truyền cho biết, hiện nay, độ mặn xâm nhập sâu vào trong các kênh, rạch làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất. Do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn nên trong mùa khô này đã có hơn 5.000ha chanh và cây ăn trái đang thiếu nước tưới, khả năng sẽ bị giảm năng suất, sản lượng.

Lâm Đồng: Hạn chế thấp nhất sản phẩm sầu riêng nhiễm dư lượng cadimi

Lâm Đồng: Hạn chế thấp nhất sản phẩm sầu riêng nhiễm dư lượng cadimi

ý kiến của bạn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng khuyến cáo doanh nghiệp, hợp tác xã và nông hộ chủ động các biện pháp kiểm soát đất trồng, nước tưới, quy trình canh tác, nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ sản phẩm sầu riêng nhiễm dư lượng cadimi khi xuất khẩu.

Theo đó, các cơ quan chuyên môn trong tỉnh tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, hướng dẫn nông dân phòng trừ dịch bệnh gây hại sầu riêng như: rệp sáp, xì mủ, thối rễ, vàng lá, mọt đục thân, cành… bằng các biện pháp quản lý tổng hợp, sử dụng hoạt chất đã đăng ký trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng.

Đắk Lắk: Nguy cơ khô hạn trên diện rộng

Đắk Lắk: Nguy cơ khô hạn trên diện rộng

ý kiến của bạn

Đắk Lắk đang bước vào cao điểm của mùa khô, dự báo trong thời gian tới nếu không có mưa và thời tiết tiếp tục nắng nóng như hiện nay thì mực nước ở các hồ chứa, sông suối sẽ giảm mạnh. Nguy cơ khô hạn xảy ra trên diện rộng sẽ rất cao.

Nhiều diện tích cây trồng thiếu nước

Tại nhiều vùng trên địa bàn tỉnh, nguồn nước đã cạn kiệt, cây trồng thiếu nước nghiêm trọng.

An Giang: Khởi nghiệp từ mật ong rừng Trà Sư

An Giang: Khởi nghiệp từ mật ong rừng Trà Sư

ý kiến của bạn

Chọn khởi nghiệp từ nguồn tài nguyên bản địa, chị Bùi Thị Anh Thư (34 tuổi) cùng chị Ðặng Phạm Mạnh Quỳnh (41 tuổi, ngụ thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang) đã tận dụng diện tích đất nhà ở ấp Vĩnh Ðông (xã Vĩnh Trung, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) nuôi ong để tạo dựng thương hiệu "Mật ong Trà Sư Honey".

Nhận thấy nguồn tài nguyên bản địa dồi dào, vùng rừng tràm bạt ngàn ở Trà Sư, hai chị đã quyết định khởi nghiệp nuôi ong lấy mật. Sau khi tìm hiểu thị trường, năm 2020, hai chị cùng nhau nuôi ong và tạo ra sản phẩm đặc trưng "Mật ong Trà Sư Honey". "Chị Quỳnh là người từng sống và công tác ở rừng Trà Sư trong nhiều năm nên chị nhận biết được mật ong nào là chất lượng, biết được nguồn nguyên liệu phấn hoa sạch từ tài nguyên rừng tràm. Tôi là cộng sự và chị em thân thiết nên cả 2 ấp ủ làm một sản phẩm chung, một kế hoạch dài hơi hình thành. Từ đó, cả 2 nhận ra nhiều ưu điểm của mật ong rừng tràm Trà Sư nên bắt tay nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn, đồng thời tìm hiểu thêm thị trường... Ở An Giang chưa có nhiều sản phẩm mật ong được phát triển thương hiệu chuyên nghiệp mà gắn liền với vùng đất này, từ đó thương hiệu Mật ong Trà Sư Honey ra đời", chị Thư chia sẻ.

Vĩnh Long: Nuôi gà, vịt làm thú cưng

Vĩnh Long: Nuôi gà, vịt làm thú cưng

ý kiến của bạn

Anh Phạm Minh Biên (36 tuổi, ngụ xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) sưu tầm nhiều giống gà, vịt "độc, lạ" như gà sư tử Ba Lan, gà Serama, vịt gọi… mang về nhân giống bán, cho thu nhập hơn 30 triệu đồng/tháng.

Anh Biên được biết đến là người đam mê các giống gà, chim kiểng và đang sở hữu hơn 10 loại như gà Ba Lan, gà Serama, gà vảy cá, gà chú hề, chim công, chim trĩ… Từ niềm đam mê này đem lại cho anh nguồn thu nhập trên 30 triệu đồng mỗi tháng (sau khi đã trừ chi phí nuôi). Vừa qua, anh còn mua giống vịt gọi về nuôi và nhân giống thành công với số lượng hơn 40 con. Nổi bật nhất tại trại là giống gà Ba Lan, sở hữu màu sắc đa dạng cộng với chiếc mào "khổng lồ", được phủ bằng lông trông giống như bờm sư tử. Nhờ dáng hình "độc, đẹp, lạ", giống gà này đang được giới chơi gà cảnh tại Việt Nam và nhiều nước ưa thích.

Quảng Trị: Tấm gương sáng về phát triển kinh tế gia đình

Quảng Trị: Tấm gương sáng về phát triển kinh tế gia đình

ý kiến của bạn

Đến thôn Vầng, xã Ba Tầng (huyện Hướng Hóa) hỏi thăm ông Hồ Ngưm (Ăm Neng), người làm kinh tế giỏi nhất, nhì bản thì từ người già đến trẻ em ai cũng biết. Ai ai cũng cho rằng ông làm việc gì cũng giỏi, ông không chỉ biết thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, mà còn là Già làng có nhiều uy tín được nhân dân ở bản làng tin yêu.

Một căn nhà sàn truyền thống cao ráo, khang trang là ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi đến nhà già làng Hồ Ngưm. Đến thăm nhà đã lúc chiều muộn nhưng chúng tôi thấy ông vẫn cần mẫn làm việc ở ngoài vườn. Ông ôm từng bó cỏ bỏ vào chuồng cho dê ăn, rồi lại đổ thức ăn ra máng cho đàn lợn. Xong xuôi, ông lại xắt thân cây chuối chuẩn bị thức ăn cho đàn bò. Nhìn ông dáng làm việc, ít ai biết vị già làng đã bước sang tuổi 70.

Quảng Nam: Nâng cao thu nhập nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng (chè dây Ra Zéh)

Quảng Nam: Nâng cao thu nhập nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng (chè dây Ra Zéh)

ý kiến của bạn

Trong những năm qua, hoạt động gây trồng, phục hồi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm dược liệu (chè dây Ra Zéh) được đẩy mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá, góp phần cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống bà con đồng bào Cơ Tu xã Tư huyện Đông Giang.

Với mục tiêu gia tăng giá trị canh tác, thời gian qua, xã Tư (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng dược liệu (chè dây Ra Zéh). Khai thác tốt tiềm năng loài cây bản địa, tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị cao, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bình Phước: Khuyến khích phát triển du lịch nông thôn theo hướng tăng trưởng xanh

ý kiến của bạn

Gần đây, đoàn công tác của Bộ Nông Lâm nghiệp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đã tìm hiểu về các mô hình kinh tế nông nghiệp có tiềm năng phát triển du lịch ở Bình Phước khi đến thăm các nông trại và xưởng chế biến nông sản tiêu biểu trên địa bàn tỉnh này.

Sự kiện nói trên diễn ra dựa trên sự hỗ trợ kết nối của Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Bình Phước (https://ittpc.binhphuoc.gov.vn) và sự phối hợp giữa Cửa hàng S’tiêng Farm (https://stiengfarm.vn), câu lạc bộ Nông dân tỷ phú Bình Phước và Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm AutoAgri, Hà Nội (https://autoagri.vn) trong công tác tổ chức sự kiện.

Kiên Giang: Tăng thu nhập từ mô hình trồng dưa lê luân canh trên đất lúa

Kiên Giang: Tăng thu nhập từ mô hình trồng dưa lê luân canh trên đất lúa

ý kiến của bạn

Vụ Dưa lê trên nền đất lúa 2 vụ của nông dân ở ấp Bình Minh, xã Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận năm nay rất thuận lợi, năng suất cao, bán được giá, nông dân rất phấn khởi vì có thêm thu nhập từ mô hình 2 vụ lúa 1 vụ màu.

Nối tiếp thành công từ sản xuất lúa vụ Đông Xuân, năm nay người dân ấp Bình Minh tất bật đào mương, lên liếp trồng dưa lê theo mô hình 2 vụ lúa 1 vụ màu.

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng