Góp ý       Thời tiết
Kiên Giang: Nông dân tất bật xuống giống vụ rau màu trên nền đất lúa 2 vụ

Kiên Giang: Nông dân tất bật xuống giống vụ rau màu trên nền đất lúa 2 vụ

ý kiến của bạn

Thời điểm này, nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận đã thu hoạch xong diện tích lúa Đông xuân 2023-2024, cũng là thời điểm tất bật để chuẩn bị xuống giống vụ rau màu (dưa lê) trên nền đất lúa 2 vụ theo mô hình 2 vụ lúa 1 vụ màu.

Mô hình 2 vụ lúa 1 vụ màu được nông dân nơi đây áp dụng hơn 15 năm qua, đến thời điểm này toàn huyện đã xuống giống được 485/500ha, tập trung chủ yếu xã Vĩnh Bình Bắc và Tân Thuận. Đây là mô hình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi tại địa phương, giúp người dân nơi đây phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu.

Khánh Hòa: Vụ thu hoạch tỏi ở Vạn Ninh

ý kiến của bạn

Niên vụ đông xuân 2023 - 2024, nông dân huyện Vạn Ninh sản xuất 180ha tỏi. Trong đó, xã Vạn Hưng có 120ha, thôn Ninh Tân (xã Vạn Thạnh) có 60ha. Hiện nay, nông dân bước vào vụ thu hoạch tỏi với nhiều niềm vui khi năng suất đạt khá và tiêu thụ ổn định. Người dân địa phương cho biết, năm nay, do nắng nhiều nên tỏi thu hoạch sớm hơn mọi năm khoảng 10 ngày; năng suất khoảng 10 tấn tỏi tươi/ha, cá biệt có một số diện tích cho năng suất hơn 12 tấn/ha. Hiện nay, tỏi được thương lái thu mua ổn định với giá từ 35.000 đến 38.000 đồng/kg.

Đắk Lắk: Để nâng cao giá trị sầu riêng

Đắk Lắk: Để nâng cao giá trị sầu riêng

ý kiến của bạn

Một cách hẳn nhiên, sầu riêng đang trở thành loại nông sản có lợi thế xuất khẩu mạnh mẽ của Việt Nam, và Tây Nguyên là một trong những vùng trồng chủ lực của loại trái cây đặc thù này. Song tại sao đến nay, giá thành xuất khẩu của sầu riêng Tây Nguyên vẫn còn hạn chế, là câu hỏi rất cần được các cơ quan quản lý, đơn vị canh tác và doanh nghiệp xuất khẩu cùng nghiên cứu.

Ông Vũ Đức Côn, Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk từng nhìn nhận, "công nghiệp hóa" quy trình canh tác, thu hoạch, bảo quản và đặc biệt là chế biến sầu riêng theo hướng đa dạng hóa, chuyên sâu, mới chính là giải pháp để nâng cao giá trị loại nông sản này, thực sự trở thành loại trái cây kinh tế mũi nhọn.

Bình Thuận: Phát triển thương hiệu táo Tuy Phong an toàn và bền vững

Bình Thuận: Phát triển thương hiệu táo Tuy Phong an toàn và bền vững

ý kiến của bạn

Tuy Phong là huyện nằm trong vùng nhiệt đới khô hạn, có khí hậu đặc trưng, thời tiết diễn biết khắc nghiệt; lượng mưa rất ít, phân bố không đồng đều qua các năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 7 đến tháng 11 hàng năm, phổ biến: 600 - 800mm, số ngày mưa từ 75 - 85 ngày; chính vì thế ảnh hưởng lớn đối với việc sản xuất các loại cây trồng cần sử dụng lượng nước nhiều. Tuy nhiên với đặc điểm trên lại chính là ưu thế cho việc phát triển các loại cây trồng chịu hạn như cây Táo.

Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện phục vụ tưới tiêu tương đối hoàn thiện: Hệ thống đập Phan Dũng; hệ thống đập Hồ Lòng Sông, hồ Đá Bạc và đặc biệt là hệ thống kênh tưới đã bê tông hóa trên 90%.

Bạc Liêu: Đẩy nhanh tiến độ phòng trừ rầy phấn trắng, sâu cuốn lá lúa Đông Xuân

ý kiến của bạn

Hiện nay, diện tích 10.300 ha lúa Đông Xuân của huyện Hoà Bình đang trong giai đoạn đứng cái - làm đòng. Nhìn chung, trên phạm vi toàn huyện lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, qua thực tế thăm đồng, kiểm tra tình hình dịch hại trên đồng ruộng của cán bộ Trung Tâm Khuyến nông cho thấy; rầy nâu, rầy phấn trắng, bệnh đạo ôn lá, cháy bìa lá, sâu cuốn lá đang xuất hiện rải rác trên một số diện tích lúa. Trong đó đối tượng rầy phấn trắng xuất hiện với mật số khá cao (khoảng 500 - 1.000 con/m²), phát triển nhanh, nếu không phát hiện và phòng trừ kịp thời có khả năng lây lan trên diện rộng gây ảnh hưởng chung đến năng suất lúa. Bên cạnh đó, một số diện tích xuất hiện sâu cuốn lá tuổi 2 - 3 (mật số 5 - 6 con/m²), đang phát triển và gây hại cùng lúc với rầy phấn trắng. Tại thời điểm này nông dân đang đẩy nhanh tiến độ phòng trừ rầy phấn trắng và sâu cuốn lá bảo vệ lúa.

Để công tác phòng trừ 2 đối tượng rầy phấn trắng, sâu cuốn lá cùng lúc đạt hiệu quả cao bà con cần nắm được đặc điểm gây hại của từng đối tượng nhằm kết hợp thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, tránh tốn thời gian, công sức, chi phí.

Khánh Hòa: Chuyện cây mía đường

Khánh Hòa: Chuyện cây mía đường

ý kiến của bạn

Rong ruổi qua những vùng trồng mía đường của tỉnh, chúng tôi chứng kiến hiện nay đã không còn chuyện cây mía đường chỉ dựa vào nước trời, không cần chăm sóc. Giờ đây, người trồng mía đang phân vân giữa việc đầu tư mạnh vào cây mía để nâng cao hiệu quả hoặc tiếp tục cảnh được chăng hay chớ như trước.

Được giá nhưng mía năng suất thấp

Giữa cái nắng khá gay gắt, gạt giọt mồ hôi trên khuôn mặt sạm đen, ông Nguyễn Văn Quyết - người trồng mía ở thôn Suối Sâu (xã Ninh Tân, thị xã Ninh Hòa) tâm sự: "Sau nhiều năm trồng mía thất thu, niên vụ mía 2023 - 2024, người trồng mía mới nếm được chút vị ngọt nhờ giá mía đã tăng trở lại. Niên vụ này, mía đang được mua với giá 1,1 triệu đồng/tấn 10 chữ đường (CCS), tăng nhẹ so với năm trước; đồng thời chữ đường năm nay nhỉnh hơn so với những năm trước khoảng 1,5CCS. Tuy nhiên, năng suất mía năm nay chưa đạt như mong đợi. Gia đình tôi trồng 2ha mía, sản lượng đạt khoảng 50 tấn/ha, giảm 15 tấn/ha so với niên vụ trước nên sau khi trừ tất cả chi phí chỉ có lãi khoảng 20 triệu đồng/ha".

Đắk Lắk: Sức bật mới cho nông sản

Đắk Lắk: Sức bật mới cho nông sản

ý kiến của bạn

Từ đầu năm 2024 đến nay, một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh liên tục có đơn hàng xuất khẩu sang những thị trường "khó tính". Qua đó đã mở ra cơ hội cho nông sản Đắk Lắk nâng cao giá trị và tạo dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới.

Nhiều đơn hàng vào các thị trường lớn

Ngay trong những ngày đầu năm 2024, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nutri Soil (thành phố Buôn Ma Thuột) đã xuất khẩu thành công lô hàng mắc ca chính ngạch đầu tiên sang thị trường Hàn Quốc. Lô hàng có khối lượng hơn 10 tấn, với hơn 677 thùng. Để xuất khẩu được lô hàng này, sản phẩm của công ty đã trải qua nhiều khâu kiểm tra của các cơ quan chuyên môn về kiểm soát sinh vật gây hại, an toàn vệ sinh thực phẩm, quy cách đóng gói và truy xuất nguồn gốc…

Thừa Thiên Huế: Anh Noh chăm chỉ

Thừa Thiên Huế: Anh Noh chăm chỉ

ý kiến của bạn

Hơn 5 năm trước, anh Noh mạnh dạn mua con dê đầu tiên của người dân trong thôn với giá 2 triệu đồng. Một năm sau, dê sinh sản và tăng đàn lên 5 con. Có kinh nghiệm, anh được xã chọn tham gia "Mô hình nuôi dê bán chăn thả" của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh thực hiện (thuộc Dự án Nông thôn miền núi do Trung ương quản lý) từ tháng 10/2019 đến tháng 9/2022.

Nhận hỗ trợ 6 con dê, 130kg cỏ voi, máy cắt thức ăn, gia đình anh đầu tư 20 triệu đồng làm chuồng lót sàn gỗ, ngăn ô khá bài bản. Được tập huấn, đào tạo, hướng dẫn quy trình chăn nuôi dê, người đàn ông Tà Ôi này vui mừng khi nắm bắt được nhiều kiến thức mới mẻ. "Nuôi theo kiểu trước đây, mình chỉ biết chăm sóc, cho ăn theo thói quen; giờ thì áp dụng cách ủ thức ăn, giữ ấm mùa đông, tăng sức đề kháng cho dê con mới sinh. Có học, có hơn. Dự án giúp mình rất nhiều để trở thành một người chăn nuôi khoa học", ông chủ đàn dê nói.

Thái Nguyên: Nông dân Võ Nhai đốn tỉa cho cây na để chuẩn bị vụ mới

Thái Nguyên: Nông dân Võ Nhai đốn tỉa cho cây na để chuẩn bị vụ mới

ý kiến của bạn

Ra Tết độ hơn chục ngày, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Võ Nhai đã tất bật lên núi tỉa cành cho cây na. Trên những sườn dốc núi đá, thấp thoáng bóng người cần mẫn tỉa cành cho cây, nhiều người còn dựng cả lán, mang theo đồ ăn, nước uống để tiện làm việc trong suốt một ngày dài. Cho nguồn thu nhập lớn, nên cây na được bà con chăm sóc tỉ mẩn, với hy vọng có một vụ quả bội thu vào tháng 8, 9 hằng năm.

Từ hàng chục năm nay, cây na đã bén rẽ trên vùng đất Võ Nhai, trở thành loại cây trồng đặc trưng, một hướng phát triển kinh tế chủ lực của địa phương. Ở nhiều xã như: La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng, Dân Tiến, thị trấn Đình Cả… cây na đã "leo" lên tận đỉnh núi đá, giúp người dân nâng cao thu nhập, tạo ra giá trị bền vững trong phát triển kinh tế.

Tây Ninh: Nuôi lươn sinh sản kết hợp trùn chỉ đỏ tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận

Tây Ninh: Nuôi lươn sinh sản kết hợp trùn chỉ đỏ tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận

ý kiến của bạn

Những năm gần đây, nhiều hộ dân đã và đang áp dụng các mô hình nuôi thuỷ sản nhằm thay thế nguồn lợi tự nhiên. Trong đó, mô hình nuôi lươn không bùn ngày càng được nhiều nông dân lựa chọn làm mô hình kinh tế quan trọng của gia đình vì chi phí đầu tư thấp, dễ chăm sóc mà lại cho lợi nhuận cao.

Cũng là mô hình nuôi lươn không bùn như nhiều hộ nông dân khác, nhưng hộ ông Hồ Anh Kiệt, ngụ khu phố Lộc Vĩnh, phường Lộc Hưng, thị xã Trảng Bàng lại có bước đột phá. Không chỉ xuất bán lươn thịt thương phẩm mà ông còn chủ động nguồn con giống và kết hợp nuôi trùn chỉ đỏ, trùn quế làm nguồn thức ăn tại chỗ, giúp tiết giảm chi phí, tăng năng suất, lợi nhuận, giảm thiểu ô nhiễm môi trường…

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng