Góp ý       Thời tiết
Kon Tum: Đưa Quốc bảo trở thành quốc kế dân sinh

Kon Tum: Đưa Quốc bảo trở thành quốc kế dân sinh

ý kiến của bạn

Sâm Ngọc Linh là loại dược liệu quý (đồng bào Xơ Đăng gọi là cây thuốc dấu) đã trở thành quốc bảo. Để cây sâm Ngọc Linh từ quốc bảo thực sự trở thành quốc kế dân sinh, giúp đồng bào dân tộc thiểu số có thu nhập cao, chính quyền huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã và đang đề ra nhiều giải pháp, đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp để sớm hiện thực hóa mục tiêu đó.

Long An: Hồi sinh lúa mùa nổi

Long An: Hồi sinh lúa mùa nổi

ý kiến của bạn

Vĩnh Đại là vùng "rốn lũ" của huyện Tân Hưng, tỉnh Long An. Mỗi khi đến mùa nước nổi, người dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề câu lưới. Nhằm tạo thêm sinh kế cho người dân, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Vĩnh Đại tận dụng đặc thù tự nhiên để "hồi sinh" lúa mùa nổi. Đến nay, mô hình mang lại nhiều lợi ích thiết thực, góp phần mở ra hướng đi mới cho nông dân.

Tây Ninh: Nhiều diện tích lúa Đông Xuân bị muỗi hành tấn công

Tây Ninh: Nhiều diện tích lúa Đông Xuân bị muỗi hành tấn công

ý kiến của bạn

Theo phản ánh của nông dân, trên địa bàn xã Ninh Điền, huyện Châu Thành có một số diện tích lúa vụ Đông Xuân đang bị muỗi hành (sâu năn) tấn công, gây thiệt hại nặng, nguy cơ mất mùa rất lớn.

Đắk Lắk: Niềm vui từ... ao chống chịu biến đổi khí hậu

Đắk Lắk: Niềm vui từ... ao chống chịu biến đổi khí hậu

ý kiến của bạn

Từ nhiều năm nay, mỗi khi bước vào mùa khô, ông Y Blớp Niê (Ama Phan) ở buôn Ea Púk, xã Ea Sô, huyện Ea Kar lại lo ngay ngáy khi nghĩ đến chuyện nước tưới cho cây trồng. Bởi mùa khô năm nào cũng vậy, Ama Phan đều phải "đánh vật" với việc chặn dòng nước suối Ea Kông bằng các loại bao tải để có được nguồn nước ít ỏi tưới cho 1 ha cây trồng của gia đình. Tuy nhiên, đây chỉ là dòng suối nhỏ nên hầu như năm nào vườn cây của nhà ông cũng thiếu nước.

Phú Yên: Vị ngọt của chanh Tứ Quý trên đất Tuy An

Phú Yên: Vị ngọt của chanh Tứ Quý trên đất Tuy An

ý kiến của bạn

Chúng tôi đã thấy được vị ngọt trên mắt, trên khuôn mặt rạng rỡ của anh Nguyễn Văn Huệ, thôn Hòa Đa, xã An Mỹ, huyện Tuy An sau khi gia đình anh thu hoạch vườn chanh trước cái Tết Giáp Thìn 2024.

Lâm Đồng: Cát Tiên phát triển 2100 ha cây trồng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Lâm Đồng: Cát Tiên phát triển 2100 ha cây trồng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

ý kiến của bạn

Mục tiêu đến năm 2030, huyện Cát Tiên phát triển 2.100 ha diện tích cây trồng nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi, tăng gần 210% so với năm 2023. Trong đó gồm 1.100 ha diện tích trồng cỏ thâm canh, 1.000 ha diện tích trồng bắp sinh khối, tăng lần lượt so với năm 2023 là 325 ha và 950 ha.

Thừa Thiên Huế: Đam mê với nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Thừa Thiên Huế: Đam mê với nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

ý kiến của bạn

Không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng, với ông Nguyễn Văn Lịch (xã Phong Thu, Phong Điền), mô hình nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn còn mang lại hiệu quả kinh tế và là niềm vui lao động khi tuổi đã cao.

Hàng ngày, từ 5 giờ sáng đến 7 giờ tối, ông Lịch luôn tay, luôn chân ở vườn và khu chăn nuôi của gia đình. Dù đã 66 tuổi, nhưng niềm vui từ công việc đã mang đến cho ông sự hồ hởi và năng lượng tích cực. Ông kể: "Tôi là cán bộ hưu trí, nhưng từ nhỏ, niềm đam mê với nông nghiệp đã chảy trong huyết quản. Lúc trước công việc bận rộn, sau khi về hưu cách đây hơn 5 năm, tôi dành thời gian cùng vợ để vun vén cho niềm đam mê này".

Kon Tum: Cõng nước lên rừng tưới cây thuốc

Kon Tum: Cõng nước lên rừng tưới cây thuốc

ý kiến của bạn

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, năm nay vùng trồng cây sâm Ngọc Linh (đồng bào Xơ Đăng hay gọi là cây thuốc giấu) ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã xảy ra tình trạng khô hạn. Không đành lòng nhìn những cây sâm Ngọc Linh thiếu nước, trước, trong và sau Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024, đồng bào Xơ Đăng đã cõng từng can nước băng rừng để tưới cho cây, với kỳ vọng cây sinh trưởng và phát triển tốt, mang lại cuộc sống ấm no.

Sắc mận trắng gọi xuân về

Sắc mận trắng gọi xuân về

ý kiến của bạn

Bên cạnh sắc hồng của hoa đào, sắc vàng của hoa mai, một vài năm trở lại đây, màu trắng tinh khiết của hoa mận cũng thu hút nhiều khách hàng lựa chọn để cắm trong dịp Tết Nguyên đán. Từ thị hiếu của thị trường dịp tết cũng đã mở ra hướng thu nhập cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao nguyên phía Tây Bắc...

Lâm Đồng: Thành công từ trồng nho không hạt

Lâm Đồng: Thành công từ trồng nho không hạt

ý kiến của bạn

Cách đây 5 năm, anh Nguyễn Hữu Thành ngụ tại Tổ 18, thôn Bồng Lai, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng đã mạnh dạn đưa giống nho không hạt từ Nhật có tên gọi Summer Black (Mùa hè đen) về trồng thử nghiệm trên mảnh vườn của mình. Đến nay, cây sinh trưởng tốt và gia đình anh Thành cũng đã thu bán nhiều vụ liên tiếp.

Dẫn chúng tôi đi một vòng tham quan Bồng Lai Farm, với những cây nho sai trĩu quả sắp vào vụ thu hoạch, anh Nguyễn Hữu Thành hào hứng cho biết: "Vào khoảng tháng 5/2018, trong một lần đi tham quan tại Nhật, tận mục sở thị vườn nho này, khi về nước, tôi đã quyết định phá mảnh vườn đang trồng cà phê và tiêu của mình để đặt hơn 300 gốc nho từ Nhật về trồng thí điểm. Sau 3 năm, cây bắt đầu cho những trái bói đầu tiên, và đến nay, tôi đã bắt đầu có thu nhập từ vườn nho này".

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng