Góp ý       Thời tiết
Bắc Giang: Yên Dũng có 17 sản phẩm tham gia chương trình OCOP năm 2024

Bắc Giang: Yên Dũng có 17 sản phẩm tham gia chương trình OCOP năm 2024

ý kiến của bạn

Theo kế hoạch, năm 2024, huyện Yên Dũng có 17 sản phẩm tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); phấn đấu có tối thiểu từ 6 - 8 sản phẩm đạt 3 sao trở lên, trong đó có tối thiểu 1 - 2 sản phẩm OCOP năm 2024 gắn với điểm dịch vụ du lịch trải nghiệm nhằm thu hút du khách, đồng thời quảng bá hoạt động du lịch của huyện.

Theo đó, có 16 sản phẩm mới gồm: măng tây Yên Dũng (Hợp tác xã Rau sạch Yên Dũng); dưa lưới (Hợp tác xã Công nghệ cao Trí Yên); rượu đông trùng hạ thảo, trà đông trùng hạ thảo HunDu (Hợp tác xã nuôi cấy đông trùng hạ thảo Hùng Uyên); khoai tây Yên Dũng (Hợp tác xã Sao Thần nông); bình hút lộc đắp nổi, lộc bình cỡ đại đắp nổi (Doanh nghiệp gốm sứ Hoàng Vũ); mắm tép trưng thịt Phương Thảo (cơ sở Nguyễn Thị Phương Thảo); tinh bột củ sen, củ sen chiên giòn, củ sen tươi, củ sen khô (Hợp tác xã TMDVNN Bảo Ngọc); Mật ong Khe Róc (Hợp tác xã NN&DV Nham Biền); bánh hạt ngũ cốc, mật ong núi Phượng Hoàng, tinh bột sắn dây ta (Hợp tác xã NN sạch Thùy Dương). Có 01 sản phẩm đánh giá lại Tương Tiên la (Hợp tác xã DVSX&KD sản phẩm Tương Tiên La).

Tây Ninh: Triển vọng mô hình nuôi cá chạch lấu thương phẩm

Tây Ninh: Triển vọng mô hình nuôi cá chạch lấu thương phẩm

ý kiến của bạn

Mô hình nuôi cá chạch lấu trong ao đất được chuyển giao tại ấp Phước Long, xã Phước Chỉ, thị xã Trảng Bàng bước đầu đạt kết quả tích cực, mở hướng phát triển kinh tế mới cho người dân vùng nông thôn.

Những năm qua, tình trạng ô nhiễm nguồn nước, cùng với việc đánh bắt tràn lan, khiến nhiều loài thuỷ sản dần cạn kiệt. Để tái tạo nguồn lợi thuỷ sản và phục vụ nhu cầu thực phẩm hằng ngày, Trung tâm Khuyến nông tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả trên từng tiểu vùng sinh thái của tỉnh. Qua đó đã tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. Trong đó, mô hình nuôi cá chạch lấu (còn gọi là cá chạch bông) trong ao đất được chuyển giao tại ấp Phước Long, xã Phước Chỉ, thị xã Trảng Bàng bước đầu đạt kết quả tích cực, mở hướng phát triển kinh tế mới cho người dân vùng nông thôn.

Thái Nguyên: Đa dạng hóa, nâng tầm sản phẩm từ cây chè

Thái Nguyên: Đa dạng hóa, nâng tầm sản phẩm từ cây chè

ý kiến của bạn

Chè là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Thái Nguyên, với tổng diện tích trên 22.200ha. Thời gian qua, cùng với sản xuất các sản phẩm chè khô truyền thống, một số Hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn tìm tòi, cho ra nhiều sản phẩm có thành phần từ chè. Đây là một trong những giải pháp hiệu quả góp phần nâng cao giá trị và mở thêm hướng phát triển mới trong sản xuất chè của tỉnh.

Chúng tôi đến Hợp tác xã chè Thịnh An (ở thị trấn Sông Cầu, Đồng Hỷ) vào đúng ngày Hợp tác xã đang sao sấy chè, với 25 chiếc máy vò, máy sao sấy hoạt động hết công suất. Hợp tác xã chè Thịnh An thành lập từ năm 2016, hiện có 20 thành viên và liên kết sản xuất với 200 hộ dân khác trong thị trấn. Tổng diện tích chè của Hợp tác xã là 70ha, trong đó 50ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và 20ha sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ. Trung bình mỗi năm, Hợp tác xã sản xuất khoảng 400 tấn chè búp tươi nguyên liệu. Hợp tác xã đã có 6 sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP 3 - 4 sao.

Tây Ninh: Tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản

Tây Ninh: Tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản

ý kiến của bạn

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh vừa có văn bản đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

Theo đó, các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện hiệu quả Luật Thuỷ sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật trong lĩnh vực bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản; nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản và tăng cường bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong thời gian tới.

Long An:  Hơn 5.000 ha chanh và cây ăn trái thiếu nước tưới trầm trọng do hạn, mặn

Long An: Hơn 5.000 ha chanh và cây ăn trái thiếu nước tưới trầm trọng do hạn, mặn

ý kiến của bạn

Tình hình hạn mặn đã và đang xảy ra khá phức tạp tại địa bàn tỉnh Long An. Trong lĩnh vực nông nghiệp, có hàng ngàn hécta cây trồng ăn trái có thể bị giảm năng suất, chất lượng do bị thiếu hụt nguồn nước tưới trầm trọng.

Ngày 18/4, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Nguyễn Thanh Truyền cho biết, hiện nay, độ mặn xâm nhập sâu vào trong các kênh, rạch làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất. Do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn nên trong mùa khô này đã có hơn 5.000ha chanh và cây ăn trái đang thiếu nước tưới, khả năng sẽ bị giảm năng suất, sản lượng.

Lâm Đồng: Hạn chế thấp nhất sản phẩm sầu riêng nhiễm dư lượng cadimi

Lâm Đồng: Hạn chế thấp nhất sản phẩm sầu riêng nhiễm dư lượng cadimi

ý kiến của bạn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng khuyến cáo doanh nghiệp, hợp tác xã và nông hộ chủ động các biện pháp kiểm soát đất trồng, nước tưới, quy trình canh tác, nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ sản phẩm sầu riêng nhiễm dư lượng cadimi khi xuất khẩu.

Theo đó, các cơ quan chuyên môn trong tỉnh tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, hướng dẫn nông dân phòng trừ dịch bệnh gây hại sầu riêng như: rệp sáp, xì mủ, thối rễ, vàng lá, mọt đục thân, cành… bằng các biện pháp quản lý tổng hợp, sử dụng hoạt chất đã đăng ký trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng.

Đắk Lắk: Nguy cơ khô hạn trên diện rộng

Đắk Lắk: Nguy cơ khô hạn trên diện rộng

ý kiến của bạn

Đắk Lắk đang bước vào cao điểm của mùa khô, dự báo trong thời gian tới nếu không có mưa và thời tiết tiếp tục nắng nóng như hiện nay thì mực nước ở các hồ chứa, sông suối sẽ giảm mạnh. Nguy cơ khô hạn xảy ra trên diện rộng sẽ rất cao.

Nhiều diện tích cây trồng thiếu nước

Tại nhiều vùng trên địa bàn tỉnh, nguồn nước đã cạn kiệt, cây trồng thiếu nước nghiêm trọng.

An Giang: Khởi nghiệp từ mật ong rừng Trà Sư

An Giang: Khởi nghiệp từ mật ong rừng Trà Sư

ý kiến của bạn

Chọn khởi nghiệp từ nguồn tài nguyên bản địa, chị Bùi Thị Anh Thư (34 tuổi) cùng chị Ðặng Phạm Mạnh Quỳnh (41 tuổi, ngụ thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang) đã tận dụng diện tích đất nhà ở ấp Vĩnh Ðông (xã Vĩnh Trung, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) nuôi ong để tạo dựng thương hiệu "Mật ong Trà Sư Honey".

Nhận thấy nguồn tài nguyên bản địa dồi dào, vùng rừng tràm bạt ngàn ở Trà Sư, hai chị đã quyết định khởi nghiệp nuôi ong lấy mật. Sau khi tìm hiểu thị trường, năm 2020, hai chị cùng nhau nuôi ong và tạo ra sản phẩm đặc trưng "Mật ong Trà Sư Honey". "Chị Quỳnh là người từng sống và công tác ở rừng Trà Sư trong nhiều năm nên chị nhận biết được mật ong nào là chất lượng, biết được nguồn nguyên liệu phấn hoa sạch từ tài nguyên rừng tràm. Tôi là cộng sự và chị em thân thiết nên cả 2 ấp ủ làm một sản phẩm chung, một kế hoạch dài hơi hình thành. Từ đó, cả 2 nhận ra nhiều ưu điểm của mật ong rừng tràm Trà Sư nên bắt tay nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn, đồng thời tìm hiểu thêm thị trường... Ở An Giang chưa có nhiều sản phẩm mật ong được phát triển thương hiệu chuyên nghiệp mà gắn liền với vùng đất này, từ đó thương hiệu Mật ong Trà Sư Honey ra đời", chị Thư chia sẻ.

Vĩnh Long: Nuôi gà, vịt làm thú cưng

Vĩnh Long: Nuôi gà, vịt làm thú cưng

ý kiến của bạn

Anh Phạm Minh Biên (36 tuổi, ngụ xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) sưu tầm nhiều giống gà, vịt "độc, lạ" như gà sư tử Ba Lan, gà Serama, vịt gọi… mang về nhân giống bán, cho thu nhập hơn 30 triệu đồng/tháng.

Anh Biên được biết đến là người đam mê các giống gà, chim kiểng và đang sở hữu hơn 10 loại như gà Ba Lan, gà Serama, gà vảy cá, gà chú hề, chim công, chim trĩ… Từ niềm đam mê này đem lại cho anh nguồn thu nhập trên 30 triệu đồng mỗi tháng (sau khi đã trừ chi phí nuôi). Vừa qua, anh còn mua giống vịt gọi về nuôi và nhân giống thành công với số lượng hơn 40 con. Nổi bật nhất tại trại là giống gà Ba Lan, sở hữu màu sắc đa dạng cộng với chiếc mào "khổng lồ", được phủ bằng lông trông giống như bờm sư tử. Nhờ dáng hình "độc, đẹp, lạ", giống gà này đang được giới chơi gà cảnh tại Việt Nam và nhiều nước ưa thích.

Quảng Trị: Tấm gương sáng về phát triển kinh tế gia đình

Quảng Trị: Tấm gương sáng về phát triển kinh tế gia đình

ý kiến của bạn

Đến thôn Vầng, xã Ba Tầng (huyện Hướng Hóa) hỏi thăm ông Hồ Ngưm (Ăm Neng), người làm kinh tế giỏi nhất, nhì bản thì từ người già đến trẻ em ai cũng biết. Ai ai cũng cho rằng ông làm việc gì cũng giỏi, ông không chỉ biết thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, mà còn là Già làng có nhiều uy tín được nhân dân ở bản làng tin yêu.

Một căn nhà sàn truyền thống cao ráo, khang trang là ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi đến nhà già làng Hồ Ngưm. Đến thăm nhà đã lúc chiều muộn nhưng chúng tôi thấy ông vẫn cần mẫn làm việc ở ngoài vườn. Ông ôm từng bó cỏ bỏ vào chuồng cho dê ăn, rồi lại đổ thức ăn ra máng cho đàn lợn. Xong xuôi, ông lại xắt thân cây chuối chuẩn bị thức ăn cho đàn bò. Nhìn ông dáng làm việc, ít ai biết vị già làng đã bước sang tuổi 70.

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng