Góp ý       Thời tiết
Lào Cai: Giá trị sản xuất cây vụ đông đạt trên 130 triệu đồng/ha

Lào Cai: Giá trị sản xuất cây vụ đông đạt trên 130 triệu đồng/ha

ý kiến của bạn

Các địa phương giá trị sản xuất cây vụ đông đạt cao gồm: Bắc Hà, Bảo Thắng, Bát Xát, thị xã Sa Pa, thành phố Lào Cai, do có diện tích trồng hoa, rau sản xuất thành vùng sản xuất hàng hóa lớn, năng suất cao, giá bán ổn định.

Đắk Lắk: Cam kết đầu ra cho 9 hợp tác xã sản xuất lúa gạo trên địa bàn tỉnh

Đắk Lắk: Cam kết đầu ra cho 9 hợp tác xã sản xuất lúa gạo trên địa bàn tỉnh

ý kiến của bạn

Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Huỳnh Bài cho biết, đơn vị vừa kết nối cho Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Chơn Chính và Công ty Cổ phần Nông nghiệp xanh Chơn Chính (tỉnh Đồng Tháp) liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo cho 9 Hợp tác xã trên địa bàn.

Quảng Trị: Thành công với mô hình nuôi cá lăng chấm

Quảng Trị: Thành công với mô hình nuôi cá lăng chấm

ý kiến của bạn

Tận dụng lợi thế diện tích mặt nước lòng hồ thủy lợi Bảo Đài, ông Trần Đức Dũng ở tại thôn Xung Phong, xã Vĩnh Khê, huyện Vĩnh Linh đã mạnh dạn đưa vào nuôi thử nghiệm giống cá lăng chấm trong lồng bè và bước đầu đã mang lại kết quả hết sức khả quan. Hình thức nuôi này phù hợp cho những nơi có hồ đập thủy lợi lớn hứa hẹn đem lại cơ hội làm giàu cho người dân.

Lâm Đồng: Nông dân Ka Đô thu 400 triệu đồng nhờ trồng mãng cầu Đài Loan

Lâm Đồng: Nông dân Ka Đô thu 400 triệu đồng nhờ trồng mãng cầu Đài Loan

ý kiến của bạn

Vào một ngày đầu năm 2024, sau khi được biết có một nông dân ở xã Ka Đô chuyên canh cây mãng cầu Đài Loan mà người ta còn thường gọi là cây Na dứa, mang lại hiệu quả kinh tế cao, chúng tôi đã tìm đến vườn nhà anh Nguyễn Văn Thành ở thôn Nghĩa Hiệp II, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương để tìm hiểu mô hình này. Đúng như lời cổ nhân đã nói "trăm nghe không bằng một thấy", có đi đến nơi, có chứng kiến tận mắt mới thấy được những thành quả lao động của những nhà nông đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng để góp phần tăng thêm nguồn thu nhập cho kinh tế gia đình.

Bước chân vào vườn mãng cầu Đài Loan đang vào mùa thu hoạch rộ, đúng vào dịp giáp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, không chỉ riêng tôi mà ai ai cũng ngỡ ngàng cảm phục, nhìn hàng trăm cây mãng cầu Đài Loan trĩu quả như báo hiệu một vụ mùa bội thu. Qua trao đổi, anh Nguyễn Văn Thành chia sẻ, anh sinh ra và lớn lên ở xã Ka Đô - một xã có truyền thống sản xuất nông nghiệp. Năm 2009, sau khi đã tốt nghiệp Khoa Sinh học, Trường Đại học Yesin Đà Lạt, khác với những sinh viên khác phải lặn lội đi tìm kiếm việc làm nhưng riêng anh Thành lại trở về địa phương để trồng rau thương phẩm. Với 5 sào đất nông nghiệp của gia đình, anh đã tập trung trồng các loại rau thương phẩm, mặc dù một nắng hai sương, quanh năm bán mặt cho đất ban lưng cho trời nhưng có năm rau quả được mùa thì lại mất giá, năm được giá lại mất mùa. Nhận thấy giá cả rau thương phẩm ngày càng bấp bênh, do đó anh Thành đã từ tìm kiếm học tập trên mạng Intenet, nghe trên Đài, đọc trên báo về cách trồng và chăm sóc cây mãng cầu Đài Loan. Do vậy, năm 2019 anh đã mạnh dạn xuống tỉnh Bến Tre mua 500 cây giống mãng cầu Đài Loan về trồng trên diện tích đất nông nghiệp. Nhờ biết chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật và đầu tư các loại phân bón đúng theo quy định nên vườn mãng cầu giống Đài Loan của anh Nguyễn Văn Thành trồng sau 2 năm đã cho trái bói, đến năm thứ 3 vườn mãng cầu của anh đã cho thu hoạch được 4 tấn quả, tổng thu nhập được gần 600 triệu đồng, sau khi đã trừ các khoản chi phí đầu tư, công thu hoạch trái, anh còn lãi 400 triệu đồng.

Cà Mau: Thu nhập trên 50 triệu đồng từ việc trồng màu những ngày cận tết

Cà Mau: Thu nhập trên 50 triệu đồng từ việc trồng màu những ngày cận tết

ý kiến của bạn

Dưa hấu là loại được nhiều người ưa chuộng bởi sự ngon ngọt, thanh mát. Đặc biệt nhất là trong những ngày tết. Để tận dụng tối đa về điều kiện đất đai, khí hậu, thời gian qua nhiều nông dân trên địa bàn xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi đã sử dụng những khoảng đất trống xung quanh nhà, bờ vuông, vườn tạp trồng dưa hấu để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Điều đáng phấn khởi là mô hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nông dân.

Bình Định: Phát triển nghề nuôi cá chình thương phẩm trên đầm Trà Ổ

Bình Định: Phát triển nghề nuôi cá chình thương phẩm trên đầm Trà Ổ

ý kiến của bạn

Huyện Phù Mỹ có đầm Châu Trúc (hay Trà Ổ), nơi có hệ sinh thái đa dạng sinh học và phong phú, điều kiện tự nhiên thuận lợi để nghề nuôi trồng thủy sản phát triển. Với nguồn giống cá chình tự nhiên sẵn có, người dân xung quanh đầm đã tận dụng có để phát triển nghề nuôi cá chình thương phẩm đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định.

Bạc Liêu: Giống lúa BL9 trên vùng đất tôm - lúa gắn với liên kết bao tiêu

Bạc Liêu: Giống lúa BL9 trên vùng đất tôm - lúa gắn với liên kết bao tiêu

ý kiến của bạn

Nhằm đánh giá hiệu quả thực tế của giống lúa BL9 và kết quả công tác phối hợp giữa doanh nghiệp bao tiêu với hợp tác xã và nhóm nông dân xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất giống lúa BL9 gắn với bao tiêu sản phẩm trên vùng đất tôm - lúa, đồng thời triển khai đăng ký kế hoạch sản xuất giống lúa BL9 trong vụ mùa tới, Ngày 12 tháng 01 năm 2024, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức Hội thảo Đánh giá hiệu quả sản xuất giống lúa BL9 trên vùng đất tôm - lúa gắn với liên kết bao tiêu tại ấp Bà Ai I, xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân.

Vĩnh Long: Mai vàng Phước Định tất bật vào vụ Tết

Vĩnh Long: Mai vàng Phước Định tất bật vào vụ Tết

ý kiến của bạn

Khi Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đã cận kề, nhiều hộ dân ở làng nghề truyền thống mai vàng Phước Định (xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ) đang tất bật lặt lá, cắt tỉa cành, chăm sóc cây với kỳ vọng những cây mai sẽ có được dáng đẹp nhất và nở bông đúng thời điểm để cung ứng cho thị trường Tết.

Lào Cai: Nông dân Phong Hải tấp nập thu hoạch cá

ý kiến của bạn

Từ tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau, "vựa" cá trên đất Phong Hải (Bảo Thắng) tấp nập những chuyến xe chở cá, mang theo niềm vui vô bờ bến của người dân nơi đây. Năm nay, "vựa" cá Khởi Khe còn vui hơn bởi "được mùa, được giá".

Thái Nguyên: Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường ở Phổ Yên

Thái Nguyên: Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường ở Phổ Yên

ý kiến của bạn

Cùng với tuyên truyền, vận động người dân áp dụng khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, thời gian qua, thành phố Phổ Yên cũng chú trọng các giải pháp bảo vệ môi trường để phát triển chăn nuôi bền vững.

thành phố Phổ Yên hiện có trên 19.700 con trâu, bò; khoảng 135.000 con lợn và hơn 2,3 triệu con gia cầm. Theo ông Dương Văn Hiến, Trưởng Phòng Kinh tế thành phố Phổ Yên, hoạt động chăn nuôi trên địa bàn còn nhỏ lẻ, mang tính tự phát; các hộ chăn nuôi nằm xen lẫn trong khu dân cư, nên tiềm ẩn nguy cơ cao phát sinh dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng