Góp ý       Thời tiết
Bắc Giang: Phương pháp chăm sóc trà hoa vàng đạt năng suất, chất lượng cao

Bắc Giang: Phương pháp chăm sóc trà hoa vàng đạt năng suất, chất lượng cao

ý kiến của bạn

Trà hoa vàng được mệnh danh là “nữ hoàng trà”, nó không chỉ mang vẻ đẹp sang trọng mà còn dùng để phòng bệnh và tăng cường sức khỏe. Loài cây này còn được gọi với các tên gọi khác như: kim hoa trà, trà trường thọ, trà rừng… là cây không ưa ánh nắng trực xạ nên phải trồng dưới bóng của tán cây khác. Hoa trà hoa vàng mọc đơn độc trên cuống lá. Mỗi bông có khoảng 8 - 10 cánh hoa, màu vàng bắt mắt. Có 3 - 4 vòi nhụy và chỉ dính nhau 1 phần. Hoa có đường kính khoảng 5cm đến 6cm, có nhiều thế hóa đa dạng. Thời điểm nở nhiều hoa là tháng 11 và kéo dài tới tận tháng 3 mới tàn.. Rễ, thân, hoa và lá trà có tác dụng chữa bệnh như hạ huyết áp, tim mạch, giảm tiểu đường, hạ cholesterol, hạ mỡ máu, chống u bướu, tăng cường hệ miễn dịch…

Để cây trà hoa vàng cho năng suất, chất lượng tốt khâu chăm sóc cần thực hiện các bước sau:

- Bón phân: Một năm bón phân 2 lần, lần 1 vào vụ xuân hè từ tháng 2 đến tháng 4 và lần 2 vào vụ hè thu từ tháng 7 đến tháng 8. Bón phân NPK hoặc phân chuồng, phân hữu cơ, phân vi sinh, phân chuồng hoai. Với những cây bón loại phân trên cho tốc độ sinh trưởng tốt, ít nấm bệnh, khẳ năng đề kháng cao, cho nhiều hoa, hoa to và đậm mầu hơn, chất lượng và năng suất cao

- Tưới nước: Cần tưới nước thường xuyên, mùa hè 2 lần 1 ngày, mùa xuân và thu 1 lần 1 ngày, mùa đông 2 ngày 1 lần. Cung cấp đủ nước cho cây đặc biệt khi cây nuôi nụ và ra hoa. Khi cây ra hoa thì không được phun nước lên hoa tránh úng và rụng hoa, không để đất khô trắng trên 10 ngày hay ngập úng quá 4 ngày, không tưới nước cho cây vào ban tối, đêm để tránh nấm bệnh cho rễ.

- Cung cấp đủ ánh sáng cho cây. Vào mùa đông và mùa xuân thì trời dâm mát, để đảm bảo cây không dụng nụ, lá và hoa cần tỉa cành trong tán của cây che bóng cho trà để cung cấp đủ ánh sáng.

- Phòng trừ sâu bệnh hại: Trà hoa vàng thường bị một số sâu, bệnh hại như sâu đục thân, sâu ăn lá, các loại rệp, nhện đỏ, bệnh đốm than, khô vằn… Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh:

+ Phương pháp thủ công: Bắt sâu non tuổi 1, 2; ngắt lá có ổ trứng bọ xít; cắt cành có sâu đục thân gây hại; làm bẫy bắt sâu trưởng thành.

+ Biện pháp canh tác: Làm cỏ sạch sẽ; cày sới đất để diệt trừ con nhộng trong đất và nấm gây bệnh hại cho rễ.

+ Biện pháp xen canh: Trồng xen những cây bóng mát để giữ ẩm cho cây, tạo điều kiện cho những con côn trùng có ích sinh trưởng, phát triển.

+ Biện pháp hóa học: Phun thuốc bảo vệ thực vật theo nhuyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng thuốc, đúng liều lượng và đúng phương pháp).

- Thu hoạch trà hoa vàng: Từ khi trà bắt đầu ra hoa, cần tính toán và hái đúng thời điểm khi hoa trà đạt tầm nở. Việc hái đúng thời điểm hoa trà sẽ cho nhiều chất dinh dưỡng nhất. Đồng thời, khi hái cũng cần phải giữ nguyên cả hoa để cây còn sinh trưởng phát triển tiếp. Hái đúng lứa búp và phải sử dụng tay hái trà hoa vàng đảm bảo chất lượng.

Thực hiện: Nguyễn Văn ĐượcNguồn: Trung tâm khuyến nông Bắc Giang
Ý kiến của bạn...
hoặc với thông tin dưới đây:
Đang tải ý kiến... Các phản hồi sẽ được làm mới sau! 00:00.

Chia sẻ ý kiến của bạn!

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng