Góp ý       Thời tiết

Tuyển chọn ngô lai trung ngày và kỹ thuật canh tác tại tỉnh Quảng Ngãi

ý kiến của bạn

Quảng Ngãi là tỉnh thuộc khu vực Duyên Hải Nam Trung bộ, trong sản xuất nông nghiệp ngô là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân. Từ năm 2000 đến nay, năng suất và diện tích ngô không ngừng tăng lên. Năm 2000 diện tích ngô của tỉnh 7.673 ha, năng suất bình quân 32,5 tạ/ha, sản lượng đạt 24.902 tấn. Đến năm 2016, diện tích trồng ngô của tỉnh là 10.358 ha, năng suất bình quân 56,8 tạ/ha và sản lượng đạt 58.815 tấn. Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh, cây ngô lai cần mở rộng diện tích, nâng cao năng suất và sản lượng, đặc biệt trên đất trồng lúa không chủ động nước tưới, kém hiệu quả sang trồng cây rau màu, trong đó chú trọng cây ngô lai. Kế hoạch của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ chuyển đổi 9.552 ha đất trồng lúa sang cây trồng khác, trong đó chuyển sang trồng ngô là 2.150 ha nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển chung của toàn ngành và thích ứng với biến đổi khí hậu...

Tuyển chọn giống và kỹ thuật canh tác ngô trên đất dốc tại tỉnh Yên Bái

ý kiến của bạn

Yên Bái là vùng có diện tích trồng ngô chủ yếu tập trung trên đất dốc, do đó năng suất bình quân ngô tại đây đạt thấp hơn năng suất bình quân chung của cả nước (chỉ bằng 72,0%). Hiện nay, cơ cấu giống ngô của tỉnh sử dụng là các giống địa phương và giống thụ phấn tự do còn cao. Các giống ngô lai được trồng nhiều ở vùng này lại chủ yếu là các giống ngô lai của các công ty giống nước ngoài như Monsanto, Syngenta, Bioseed... được nhập nội hoặc sản xuất tại Việt Nam và không phải tất cả các giống nhập nội đều có khả năng thích ứng tốt với điều kiện sinh thái của Việt Nam. Tuy nhiên, các giống ngô lai được tạo ra trong nước chiếm diện tích không đáng kể (< 30%). Vì vậy, việc lai tạo và khảo sát tổ hợp lai nhằm chọn ra những giống ngô lai có năng suất cao và thích ứng với điều kiện sinh thái của vùng là yêu cầu thiết thực và cấp bách.

Khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất ngô lại tại tỉnh Quảng Nam

ý kiến của bạn

Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, một trong những vùng sản xuất ngô trọng điểm của tỉnh. Mục tiêu của nghiên cứu là lựa chọn được giống ngô lai có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương.

Kết quả nghiên cứu cây ngô ở Viện KHKT nông nghiệp Miền Nam

ý kiến của bạn

Trong khoảng thời gian 40 năm sau ngày thống nhất đất nước, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) với nhiệm vụ nghiên cứu phục vụ sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam đã có một số kết quả nghiên cứu và ứng dụng cho cây ngô. Giai đoạn từ 1975 đến 1990 các nghiên cứu tập trung vào cải thiện các giống ngô thụ phấn tự do với các giống ngô Thái sớm, Đà Lạt 11, HL24, HL31. Giai đoạn 1990 đến 2000 chủ yếu là các nghiên cứu chọn tạo các giống lai không qui ước, trong đó giống LS8, BL8 đã có đóng góp vào sản xuất ở những năm đó.

Ảnh hưởng của phân đạm và mật độ đến năng suất sinh khối của cây ngô

ý kiến của bạn

Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm và mật độ đến năng suất sinh khối của giống ngô sinh khối lai đơn MN-2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên được thực hiện tại Đồng Nai và Đắk Lắk năm 2019 và 2020. Các thí nghiệm được bố trí  hai yếu tố kiểu lô phụ (Split - Plot Design) với lô chính là các mức đạm và lô phụ là các mật độ, 3 lần lặp lại. Kết quả nghiên cứu xác định được phân bón và mật độ thích hợp cho giống ngô sinh khối MN-2 như sau: vụ Hè Thu và Thu Đông (mùa mưa) sử dụng 2500 kg phân vi sinh, 160N-90P2O5-90 K2O (kg/ha) và mật độ 71.428 cây/ha (70 cm x 20 cm); vụ Đông Xuân (mùa khô) sử dụng 2500 kg phân hữu cơ, 200N-90P2O5-90 K2O (kg/ha)  và mật độ 79.365 cây/ha (70 cm x 18 cm).

Kiên Giang: Lịch gieo sạ vụ Thu Đông năm 2023

ý kiến của bạn

Theo kế hoạch sản xuất, vụ Thu Đông năm 2023 Kiên Giang dự kiến gieo sạ 71.200 ha. Để đảm bảo thực hiện thắng lợi vụ lúa Thu Đông, hoàn thành chỉ tiêu sản lượng lương thực cả năm, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang ban hành khung lịch thời vụ gieo sạ vụ Thu Đông năm 2023 bắt đầu từ ngày 10-7.

Hướng dẫn kỹ thuật làm mạ dược (mạ ướt) truyền thống cho cây lúa

ý kiến của bạn

Gieo mạ ướt hay còn gọi là gieo mạ dược, tức là gieo mạ ở dưới ruộng, bao gồm các công việc từ làm đất, gieo mạ, chăm sóc mạ và điều chỉnh mực nước ruộng phù hợp suốt thời gian sinh trưởng của mạ cho đến khi nhổ mang đi cấy được.

Hướng dẫn kỹ thuật làm mạ sân (mạ nền) truyền thống cho cây lúa

ý kiến của bạn

Mạ được gieo lên vật liệu trải ở trên sân, hay gieo lên vật liệu trải ở nền đất cứng. Sau gieo từ 9 - 13 ngày thì cuộn từng cuộn mạ hay xúc từng tảng mạ mang đi cấy thì được gọi gieo mạ sân (mạ nền, mạ xúc)

Những đặc điểm hình thái quan trọng của thân cây lúa nước

ý kiến của bạn

Thân lúa là loại thân thảo. Thân cây lúa được bao gồm bẹ lúa (là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của thân), phiến lá (hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá), lá hình lưỡi liềm. Thân cây có chức năng chống đỡ cơ học cho toàn cây, lá làm nhiệm vụ quang hợp.

Những cách làm mạ lúa theo các phương pháp truyền thống

ý kiến của bạn

Tùy điều kiện đất đai, thời tiết của từng địa phương mà bà con nông dân áp dụng các phương pháp làm mạ khác nhau. Dưới đây tác giả bài viết sẽ giới thiệu sơ lược một số phương pháp làm mạ truyền thống của Việt Nam.

Những đặc điểm hình thái quan trọng của rễ cây lúa nước

ý kiến của bạn

Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Những rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen. Bộ rễ cây lúa có nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây, giúp cây bám chặt vào đất. Vì thế bộ rễ có khỏe mạnh thì cây lúa mới tốt được. Bộ rễ luôn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

 

Chứng nhận tín nhiệm mạng